GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHẢO SÁT ĐO ĐẠC (18.05.2016)

Khái niệm chung về “Surveying- Khảo sát Đo đạc”

Khảo sát đo đạc (viết tắt là Trắc địa) là một môn học mang tính khoa học kỹ thuật và nghệ thuật, bao gồm một chuỗi công việc như xác định giá trị các góc đo, khoảng cách và vị trí của các điểm (tung độ, hoành độ và cao độ) nằm trên hoặc gần bề mặt trái đất.

Trắc địa mang tính nghệ thuật bởi vì người khảo sát cần có tri thức sâu rộng về các kỹ năng đo đạc.

Trắc địa là một môn khoa học kỹ thuật vì việc phân tích và tính toán dữ liệu cần nền tảng tốt về toán học và nghiên cứu khoa học.

Những ứng dụng chủ yếu của Trắc Địa

Đo đạc, xác định các vị trí đặc trưng để lập bản đồ hoặc bình đồ của một khu vực đất dự kiến xây dựng công trình (hay còn gọi là công tác đo vẽ bản đồ địa hình).

Chuyển những yếu tố đặc trưng trên bản vẽ thiết kế công trình hoặc bản vẽ thiết kế quy hoạch ra thực địa thông qua các giá trị đo đạc về khoảng cách, góc (công tác định vị công trình).

Các loại khảo sát đo đạc

+ Khảo sát đo đạc bằng không ảnh (chụp ảnh hàng không):

Loại khảo sát đo đạc này xem bề mặt trái đất là mặt phẳng,  được xác định bởi các giá trị tọa độ mặt bằng X và Y.  Riêng kích thước theo trục Z (cao độ) được xác định tính từ bề mặt elipsoid tham chiếu của bề mặt trái đất hoặc với mực nước biển.

Loại khảo sát này được dùng trong khảo sát kỹ thuật công trình, khảo sát địa chính.

+ Khảo sát địa hình:

Đây là loại khảo sát đo đạc xem trái đất có hình dạng như một mặt ellipsoid xác định bởi các giá trị tọa độ mặt bằng theo trục X và Y.  Còn đối với trục Z thì xác định tương tự như loại khảo sát bằng không ảnh.

Loại này thường được sử dụng trong khảo sát đo đạc biên giới quốc gia, đo đạc vị trí các mốc chuẩn của quốc gia, và phương pháp đo đạc hiện đại bằng hệ thống thiết bị định vị vệ tinh toàn cầu GPS.

 


2.0

Các tin tức đã đăng:

GIẢNG VIÊN DTU

Giảng viên tham gia giảng dạy trong chương trình CSU

Liên hệ Hỏi đáp Đào tạo Giới thiệu